LÃNH ĐẠO VÀ THU PHỤC NHÂN TÂM

LÃNH ĐẠO VÀ THU PHỤC NHÂN TÂM

Nhiều anh chị, bạn hay trao đổi với mình về lãnh đạo. Làm thế nào để đắc nhân tâm, mình đào tạo nhân sự hết mình, lương thưởng rất cao nhưng tại sao họ không trân trọng và có thể rời đi bất cứ lúc nào, thậm chí đi rồi còn kéo nhân sự đi, nói xấu công ty….abcxyz… Áp dụng đủ thứ từ các bậc thầy trên thế giới về lãnh đạo như: John Maxwell, Tony Robbins,…nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở…lý thuyết. Thực ra cái gì cũng có gốc của nó. Anh có thể đi theo thang nhu cầu Maslow từ những nhu cầu cơ bản đến nhu cầu lớn… Nhưng cơ bản chúng ta có đặt 1 câu hỏi nho nhỏ mà to đùng… Liệu nếu cứ chạy theo thang nhu cầu Maslow liệu có đúng đắn không? Tự chúng ta cần trăn trở.

Lãnh đạo là quá trình mở rộng tâm mình, tâm mình càng lớn, càng bao dung thì dung chứa được nhiều cá tính khác nhau. Tôi vẫn nhớ một câu của 1 BLV VTV nói về cách lãnh đạo của Sir Alex Ferguson – HLV vĩ đại MU :” Ông luôn biết cách đưa cái tôi của cầu thủ vào khuôn khổ, nhưng luôn chừa chỗ để nó tồn tại”. Đúng vậy, mỗi người có một quan điểm, tính cách riêng, hãy tôn trọng họ => nhưng không một cá nhân nào lớn hơn tổ chức cả, ai tự cho mình vượt ra quy tắc đó, lập thức bị đào thải, cho dù anh là ai? Từ David Beckham, Catona, Roy Kean… Lãnh đạo như bầu trời, bầu trời càng lớn thì chứa được cả mây, mưa, sấm, sét, nắng gió. Bầu trời hẹp thì chỉ chứa được những khung cảnh yên bình thôi, giông tố đến sẽ không thể chịu đựng và dung chứa được.

——–

Quay ngược lại lịch sử 2000 năm, 2500 năm.. tại sao Chúa Giesu, Đức Phật lại có hàng trăm triệu tín đồ trên toàn thế giới trong một thời điểm. Vì sao ư? Có lẽ tôi chỉ đề cập đến khía cạnh của tâm dung chứa, tâm yêu thương…. Họ có tâm yêu thương vô lượng, vô điều kiện, không phân biệt hèn sang, giàu nghèo, họ yêu thương cả những người cố tình hãm hại họ. Làm lãnh đạo cần nâng đỡ anh em chứ không phải đứng trên anh em để hách dịch. Mượn anh em để vun đắp cái tôi, bản ngã to đùng của mình. Có người cố tình cúi xuống, lúc nào cũng nói nghĩ về anh em? Nhưng tâm bên trong thực sự hay chưa thì…chưa chắc. Điều này, có thể tôi sẽ nhìn phiến diện, nhưng đó là sự thành thật của bản thân mình. Vì tôi cũng vậy, tôi hay ngồi quan sát lại tâm mình xem :” Này! Minh à, cái quyết định đó, hành động đó của mày thì thật tâm là vì điều gì?”.

——–

Nhiều người nói :”Làm lãnh đạo cần hạ cái tôi xuống” nhưng đôi khi chúng ta hiểu về cái tôi chưa rõ nghĩa, tượng tận, bởi phàm là con người thì việc hiểu rõ về cái tôi là điều thật khó. Nhưng phần nào ở mặt lý thuyết, văn tự, mình có thể hiểu qua biểu hiện của cái tôi: đó là sự ích kỷ, tự ái, nóng giận, tham lam… Và làm lãnh đạo phải là quá trình gọt giũa bản thân để trí tuệ hơn, sâu sắc hơn và bớt tham hơn để hướng về điều tốt hơn. chứ không phải để vun đắp cho cái tôi của mình lớn hơn. Bởi người mạnh mẽ nóng tính, tưởng có sức mạnh nhưng thực chất là rất yếu đuối. Một khi yếu đuối thì không thể đủ minh mẫn để bảo vệ anh em đi cùng được.

——–

Nghe có vẻ triết lý giáo điều và có thể bạn sẽ không thích những điều này, cũng không sao vì ai cũng sẽ phải thay đổi, cảm giác đầu tiên của sự thay đổi đó là khó chiu. Giống như lúc mình khó chịu với việc phải dậy sớm khi chưa quen thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *