Những việc cần làm khi khởi nghiệp từ tay trắng

Đây là những điều mà bản thân tôi đã từng làm khi khởi nghiệp và có thành tựu. Nên bài viết này thực là tâm huyết, là tình yêu dành cho bạn nào muốn và đang khởi nghiệp để định hình cách thức, phương thức để phát triển. Chia sẻ chắc chắn sẽ phù hợp với 1 số anh chị và chắc chắn cũng không phù hợp với một số a chị nên anh chị hãy bỏ qua nếu k hợp. Nếu như hợp thì anh chị hãy chia sẻ cảm nhận nếu giúp achi điều gì đó ở cuối bài hoặc video trên youtube. Còn nếu như không hợp thì hãy thể hiện bằng 1 dislike (không thích) nhé anh chị.

Knghiep là bắt đầu sự nghiệp, nhiều khi nó chỉ là khởi trong suy nghĩ nhé nên hầu hết là anh chị k có gì trong tay knghiep, còn có điều kiện rồi mới khởi nghiệp thì lúc này nhiều cái nó hoàn chỉnh hơn m k đề cập quá sâu.

Tuy nhiên thì kiểu gì thì kiểu vẫn cứ là cần có ý tưởng kinh doanh đầu tiên, giải quyết cái gì cho xã hội hoặc 1 nhóm khách hàng nào đó (Ng ta vẫn hay gọi nó là khách hàng mục tiêu hay thị trường bạn nhắm tới). Về phần này thì hầu hết khi chúng ta khởi nghiệp là các anh chị hay tự ý quyết định kinh doanh chọn lựa sản phẩm, giải pháp trước mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường để từ đó có kế hoạch phát triển.

Thứ 2 là luôn mang bên mình bí kíp biến ý tưởng thành hiện thực, chính là bản kế hoạch và nó giống như là bản vẽ thiết kế nhà khi ta xây nhà vậy để đảm bảo thi công đúng kế hoạch. Nếu bản kế hoạch đã đúng thì thi công, vận hành cứ theo bản kế hoạch, việc lúc này của chúng ta tương đương vai trò nhà quản lý. Còn người lập kế hoạch, lập bản vẽ cho cả doanh nghiệp tương lai như 1 nhà quản trị. Tất cả cần có nhau, có người sáng lập mô hình thiết kế thì phải có người thi công vận hành đưa từ ý tưởng vào thực tế.

Thứ 3 là xây dựng mô hình quản trị, đo lường theo mô hình, từ doanh số, số lượng khách, tỷ lệ chuyển đổi để tối ưu. Đặc biệt khởi nghiệp vốn thấp thì cứ ưu tiên marketing bán hàng trước đã nhé. Quy trình các thứ có thể triển khai sau…. Nó giống như là việc chúng ta phát triển từ đứa trẻ thành người lớn thì hàng năm hàng tháng cần kiểm tra, đo lường chiều cao, cân nặng,…. Có như vậy chúng ta mới có kế hoạch phát triển đường dài trong cả chặng đường xây dựng doanh nghiệp.

Các bạn có thể xem video ở đây để tìm hiểu thêm

Tạm thế đã xem anh chị có ý kiến tích cực sau em sẽ chia sẻ thêm, bạn có gì cần hỏi có thể cmt tại bài viết này nhé ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *